Người Nhật có đang làm việc quá sức?

🇯🇵 Văn hoá làm việc quá mức của người Nhật?

Nhật Bản nổi tiếng là một quốc gia có tính kỷ luật cao và tầng lớp lao động chính là minh chứng rõ ràng nhất cho lối sống thừa sự chăm chỉ và đầy rẫy những nguyên tắc của người dân xứ sở Mặt trời mọc. Chính nhờ nguồn nhân lực tâm huyết và nỗ lực phát triển đất nước không ngừng nghỉ của chính phủ đã đưa Nhật Bản trở thành một trong những nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới.

Nhưng sự thành công nào cũng có 2 mặt. Để đánh đổi trở thành cường quốc, người dân Nhật Bản đã phải làm việc không ngừng và chuyện họ làm việc 60 tiếng/tuần đã không còn xa lạ. Năm 2012, nhiếp ảnh gia Allegra Pacheco lần đầu tiên đặt chân đến Nhật Bản và vô cùng ngỡ ngàng khi chứng kiến dân công sở nước này nằm vật vã ngay trên đường phố.

Họ không gặp tai nạn, cũng chẳng phải bị đánh mà chỉ đơn giản là họ đã quá mệt mỏi với công việc mà thôi. Cứ dứt ra khỏi guồng làm việc là chỉ muốn nằm thẫn thờ ngay trên đường chứ chẳng thiết tha làm gì nữa.

Tình trạng này khá phổ biến đối với tầng lớp lao động Nhật Bản và thậm chí còn có cả thuật ngữ riêng là Karoshi, có nghĩa là "làm việc quá mức trong thời gian dài", với những gì đã và đang xảy ra thì thuật ngữ này nên mang nghĩa "làm việc đến chết" thì đúng hơn.

Theo Tiến sĩ văn hóa Nhật Bản tại ĐH New York (Mỹ), Thomas Looser, thuật ngữ Karoshi được đưa vào từ điển "những từ ngữ kinh khủng nhất thế giới" vào năm 2013. Và kiểu văn hóa làm việc không ngưng nghỉ này bắt đầu từ sau Thế chiến II, khi Nhật Bản quyết định chuyển mình từ quốc gia quân sự sang tập trung cho mục tiêu khôi phục nền kinh tế.

Văn hóa làm thêm giờ của người Nhật không hề có dấu hiệu suy giảm kể cả khi nó không đem lại hiệu quả. Họ dành nhiều thời gian cho công việc đến nỗi kiệt sức vì nó, bị dồn đến đường cùng cũng không thể bỏ việc. Bởi vì theo chuyên gia văn hóa Nhật Bản, ông Haruki Knonno, người mới đi làm cần ít nhất 3 năm làm việc cho một công ty trước khi chuyển sang công ty khác. Thâm niên làm việc dưới 3 năm sẽ không tìm được việc mới.

Chính vì lẽ đó nên dù có chán ghét công việc hiện tại đến đâu thì người Nhật vẫn phải cắn răng chịu đựng, đôi khi làm việc như một cái xác không hồn đúng nghĩa đen, xác thì ở văn phòng nhưng hồn thì có lẽ đang nằm trên giường mơ một giấc mộng đẹp.

Theo khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đàn ông Nhật Bản làm việc nhiều nhất thế giới với trung bình 8,9 giờ mỗi ngày, cao nhất trong số 26 quốc gia được khảo sát. Trong khi đó, người lao động ở Mỹ chỉ làm 7,9 giờ và Anh là 7,3 giờ. Làm việc nhiều giờ nhưng năng suất lao động của Nhật Bản lại thấp nhất trong số 7 cường quốc công nghiệp có kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới thuộc G7 gồm Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Mỹ.

Theo cựu giáo sư tại Đại học Gakushuin Tokyo, Koichiro Imano, Nhật Bản cũng như các quốc gia phát triển khác, rất quan tâm đến vấn đề năng suất lao động nhưng điều này có vẻ như lại không áp dụng với giới công sở. Lãnh đạo trong lĩnh vực văn phòng vẫn luôn quan tâm tới việc nhân viên ngồi ở văn phòng bao lâu thay vì hiệu quả làm việc của họ.

Tất cả những số liệu này cho thấy người Nhật Bản đang làm "bán sống bán chết" nhưng không mang lại hiệu quả cao, chỉ làm tăng thêm sự căng thẳng trong cuộc sống. Và để giải tỏa những nỗi căng thẳng, quên đi muộn phiền này, người Nhật Bản đành phải tìm đến bia rượu.

Sau giờ tan tầm, không khó để bắt gặp giới văn phòng vùi mình trong những quán rượu, họ uống đến say bí tỉ để rồi nằm luôn ra đường ngủ đến sáng sớm, sau đó tỉnh dậy về nhà thay đồ rồi trở lại chỗ làm bắt đầu một cuộc chiến mới.

Nguồn: https://kenh14.vn/nguoi-nhat-ban-lam-ban-song-ban-chet...

----------

CÔNG TY TNHH MOMIJI VIỆT NAM

Page : https://www.facebook.com/ngoaingumomiji/

Địa chỉ : 02 tầng 2 -21B6 Green Star KĐT Thành phố Giao Lưu, 234 Phạm Văn Đồng, P Cổ Nhuế 1, Q Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tel : 📷☎️02462930698– ( 📷📲Anh Thuân ) 0976415689 - ( 📷📲Chị Duyên ) 0989040442

📷📩 momiji.edu@gmail.com