Mang gì khi sang Nhật du học?

Nhưng, những thứ QUAN TRỌNG NHẤT cần chuẩn bị sẽ là:


1. TIẾNG NHẬT
Thứ quan trọng nhất cần trang bị cho bản thân khi đến sống tại một quốc gia khác không có gì quan trọng hơn là ngôn ngữ của quốc gia đó. Đừng tưởng các bạn học xong 2 quyển minna là có thể yên tâm nhá!! Lúc mình sang đây có n3 rồi mà vẫn taihen lắm!! N3 sang đây chả là cái gì đâu ý. Nên ở Việt Nam đừng có lười, hãy tranh thủ học thêm được tí nào hay tí ấy. Nhận visa xong rồi một tuần trời mải miết liên hoan ko đụng chữ nào á, sang đây ù ù cạc cạc như vịt chán lắm :3 ở nhà học hết n4 rồi mà sang đây làm bài test xếp lớp lại phải học lại từ đầu thì thật sự là rất lãng phí (tiền bạc và thời gian)
Cũng đừng nghĩ sang đây có người quen ở bên này trước rồi, tiếng tốt có thể dựa dẫm, nhờ vả. Sự thực là bên này ai cũng bận rộn (cứ sang đi rồi biết) thời gian đầu có thể nhờ nhưng không ai có thể giúp bạn mãi được đâu. Vậy nên tự túc chính là hạnh phúc nhé!!
Với lại tiếng tốt thì sẽ kiếm được việc tốt, lương tốt còn tiếng kém thì làm mấy việc bốc vác thôi. Tóm lại tiếng chính là cần câu cơm của các bạn đấy nên hãy trang bị cho mình một chiếc cần câu thật tốt.


2. TIỀN
Cái này thì tùy điều kiện mỗi nhà thôi nhưng mới sang chưa thể đi làm được ngay thì theo mình ít cũng nên mang đi 15 20 man. Bên này cái gì cũng có ý. Nên ko cần phải lo lắng kiểu em có thể mua abc xyz ở bên này ko.

3. SỨC KHỎE
Sang Nhật chủ yếu đi lại bằng tàu và... "căng hải" nhé!! Ở nhà đi ra chợ mua rau có 500 mét chắc cũng phải nhảy lên xe máy nhưng mà bên này sẽ là ngày ngày đi bộ, chưa kể lên tàu còn phải đứng nữa ý (đi làm cũng phải đứng) cho nên là từ giờ hãy chăm sóc chân của mình cho tốt vào. Tập sinh hoạt theo giờ Nhật luôn cũng đc 😂 Mới sang nên mang theo chai dầu bóp để xoa nhé.
Hoặc các bạn có thể mua xe đạp để đi (lúc ý là tùy thuộc vào quãng đường và phạm vi di chuyển chủ yếu của các bạn để quyết định xem có nên mua xe đạp hay không) đi xe đạp sẽ mất thêm phí giữ xe nhé. Còn tiếc tiền cứ kiếm chỗ nào khuất khuất dựng xe trộm là dễ xảy ra "hiện tượng bốc hơi" nhé các bạn! (bị người khác lấy hoặc là được các chú công an trông xe hộ)


4. Ý THỨC CÁ NHÂN
Nhập gia tùy tục. Muốn được "chủ nhà yêu quý thì trước hết khách phải tôn trọng chủ nhà". Tuân thủ luật pháp của Nhật Bản cũng như các nghĩa vụ đóng góp. Đừng nghĩ đến chuyện bùng tiền bảo hiểm, bùng tiền thuế hay bùng tiền điện thoại. Bùng tiền bảo hiểm có khả năng sẽ bị cưỡng chế và điều tra tài sản. Bùng điện thoại có khả năng bị kiện ra tòa. Đừng có thấy những người khác bùng được thì mình cũng bùng. Chẳng qua là ít tiền nên họ chưa thèm sờ đến thôi chứ thử nhiều xem nó có có mắc màn trước cửa nhà ko. Với lại sang đây rồi người ta ko gọi mình bằng tên nữa đâu mà người ta gọi mình bằng tên quốc gia của mình đó. Hình ảnh của người Việt Nam ở Nhật thì thật sự "không cần tô điểm" thêm nữa đâu :3
Tin vào bản thân mình, đừng có nghe mấy cái thằng "anh là cáo bên này rồi" nó xúi nọ xúi kia rồi về nước lúc nào không biết!


5. MỤC TIÊU RÕ RÀNG
Thật ra ở cái tuổi vừa ra khỏi cấp 3 xong kinh nghiệm sống chưa có lại được đi "du lịch" như này thì bảo xác định mục tiêu nó khó lắm. Nhưng ít ra thì cũng cần xác định các việc cần làm của năm, của tháng. Ví dụ:
- Năm sau phải đóng học xx man, nhập học senmon xx man thì mỗi tháng cần tiết kiệm ra bao nhiêu?
- Nếu muốn học trường này thì cần tiếng Nhật cỡ nào? Tiếng anh cỡ nào?
Ví dụ là như vậy. Không phải vội tích tiền gửi về nhà cho bố mẹ đâu, xong đến lúc đóng học lại đi vay loạn lên, tự lo được cho bản thân đã là tốt lắm rồi. 18 tuổi mới tốt nghiệp cấp 3 xong chưa phải tuổi cắm đầu đi làm kiếm tiền đâu, mà là bước đệm và khoảng thời gian cực kì quan trọng để học chuẩn bị cho tương lai. Bố mẹ ở nhà, họ hàng cô dì chú bác có gọi điện hỏi tháng làm được mấy chục triệu, gửi đc bao nhiêu tiền về nhà rồi ý thì cứ mạnh dạn mà bảo là "cháu đang cố gắng hết sức để có thể lo được tốt nhất cho bản thân mình" . Còn mà cứ hỏi nhiều thì không tiếp chuyện nữa cũng được, hihi. Mình biết nhiều bạn sẽ gặp phải "sức ép" từ gia đình như vậy nhưng mà hãy giữ vững tinh thần.

Thêm nữa là sang đây hạn chế cho vay mượn, lúc vay thì mình là vua chứ lúc đòi thì mình thành cái gì ko biết nữa. Với lại thật ra thì họ k trả mình cũng không làm gì đc họ ý. Cho nên là xác định mất thì hãng cho vay còn có trả hay ko thì tùy thuộc vào may mắn.


6. Vật dụng khác:
- Quần áo: Cá nhân mình thấy quần áo Việt Nam rẻ mà mẫu mã cũng đẹp ý. Các bạn sang tháng 4 nên mang nhiều đồ mùa hè thu đi. Đồ mùa đông thì nên mua bên này.
- Vest: Bên này có may và bán sẵn nhưng mà đắt hoặc số đo không hợp, đi sửa lại mắc nữa nên tốt hơn là nên chuẩn bị 1 bộ ở nhà, sang Nhật dùng rất nhiều: khai giảng, bế giảng, tập xin việc, xin việc,...may ở VN nên tham khảo về kiểu dáng, độ dài cho chuẩn Nhật - đừng như mình may ở Việt Nam không để ý sang bên này thành...ngắn quá, mặc cứ bị sexy 😂 sắp tới phải mua bộ khác ở Nhật giá đương nhiên chát hơn ở VN rồi 😢 nhắc đến xin việc nhớ mang theo ảnh thẻ nữa nhá. Nền trắng áo sơ mi trắng có cổ.
- Giày, túi:Nhật chủ yếu là đi bộ đi tàu nên đi giày thể thao thôi, 1 đôi đẹp đẹp đi chơi và đôi ít đẹp hơn đi làm. dép lê chỉ để đi ở nhà thôi nhé, nếu không muốn bị nhìn như người ngoài hành tinh thì tốt nhất đừng mang dép lê ra ngoài đường, quai hậu thì ok. Túi cũng vậy, nhớ mang theo balo vì balo rất là tiện và balo ở Nhật khá đắt nên mang từ VN sang cho tiết kiệm. Nói chung cái này tuỳ.
- Thuốc: VN không khí ô nhiễm mà còn sống được thì lẽ đương nhiên qua đây trong lành nên thời gian đầu rất khoẻ, da dẻ cũng đẹp hơn đó 😂 nhưng dự phòng thì cứ mang đi ít thuốc ho, đau đầu cảm cúm, thuốc đi ngoài và táo bón (ít thôi ko cần nhiều đâu) còn mà ko chắc mình bị làm sao thì đi khám cho yên tâm bên này có bảo hiểm nên khám chữa bệnh đc giảm nhiều tiền lắm.
- Đồ ăn: Mới sang chưa quen thì mang ít gia vị Việt Nam theo cũng đc. (mang ít thôi - trước mình sang kiểu bị lo xa mang hẳn 5 cân bột canh xong cuối cùng vứt đi 4 cân rưỡi vì hết hạn 😂 Nước nắm mang theo sản phẩm nguyên đai nguyên kiện do cty sản xuất chứ mang nước mắm loại ngon kiểu "nhà làm" là khả năng bị hải quan giữ lại cao nhé (chia sẻ của thanh niên bị hải quan tịch mất hai chai nước mắm mẹ nhờ đặt mua tận Hải Phòng 😑 Nhưng mà sang Nhật tốt nhất nên tập ăn đồ Nhật và mấy cái đồ kiểu: cá khô, tỏi, dấm,...bla..bla thì tạm thời nên dẹp.
Ra làm cục thịt đông lạnh 700yen (140k) về kho tiêu ăn 3 bữa.

- Vở ghi bút viết các thứ ra shop 100 yên sắm cho rẻ. Daiso ở VN 40k chứ bên này có 20k thôi 😂

Túm lại, mang gì thì cũng tuỳ mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi khác nhưng mà đem mấy thứ lặt vặt ít thôi. Vì sao? Vì là bên này không thiếu và mang cho lắm vào rồi từ sân bay vác về nhà thì hộc hơi ra nhé. Thêm nữa không mang thùng carton, đựng gì thì cho vào va-li kéo hoặc balo ý. Không có ô tô đỗ tận sảnh xong có bố mẹ vác hộ đâu :))) Nên đựng đồ vào va-li kéo cho đỡ mệt.

Sang rồi thì làm gì?
- Làm con dấu
- Đăng kí địa chỉ, bảo hiểm.
À mà đừng quên xin dấu cho phép đi làm thêm, quên phát là đi xin mất công lắm. Điền form trước xong lúc nhập cảnh chỉ việc nộp cho họ đóng dấu thôi. Ngày xưa mình đi qua công ty Momiji mấy cái này được hướng dẫn tận tình lắm
- Làm thẻ ngân hàng Yuucho và nhét tiền mang sang vào đấy. Ở chung ở chạ không biết đâu mà lần, cẩn thận vẫn hơn.
- Điện thoại.
Mua cái nào vừa tầm và dùng mạng rẻ thôi. Chơi hẳn iphone đời mới cho oách xong mỗi tháng 1 ngày lương cho cái điện thoại ấy. Có thể mang điện thoại mua từ VN sang Nhật dùng cũng đc cho rẻ. Hồi mình sang mình mang con oppo mua ở VN sang dùng, đăng ký mỗi sim (lúc đăng ký sim còn đc nhà mạng tặng thêm cho con đt hơi ghẻ tí nhưng cũng tạm, giờ vẫn vứt xó 😂 ) nhưng hình như các bạn dưới 20 tuổi vẫn ko thể tự đk đt được thì phải. Nói chung có gì thắc mắc có thể hỏi nhân viên người Việt tại trường của các bạn.

Một điều nên nhớ nữa là: Google là tất cả.
- Đi đăng kí địa chỉ ở đâu? Cần chuẩn bị gì?
- Tìm việc làm thêm thế nào?
- Phỏng vấn cần chuẩn bị gì?
- Nhận lại đồ khi vắng nhà thế nào?
....Bla..bla tất cả Google đều có và BẰNG TIẾNG VIỆT. Một số trang như sugoi, isenpai, mpken có rất nhiều bài viết hướng dẫn chi tiết.


Có mấy nguyên tắc cần nhớ thế này:
1. Luôn nói Cảm ơn - Xin lỗi.
2. Không sợ sai, không giấu dốt, cái gì không hiểu thì bảo là không hiểu, đừng có không hiểu nhưng người ta nói cứ gật gù "hai hai". Cái gì không chắc thì hãy xác nhận lại.
3. Luôn cố gắng và luôn trung thực
4. Nguyên tắc Rau cải Ho- Ren- So
Hokoku: Thông báo
Renraku: Liên lạc
Soudan: Thảo luận
Không tìm hiểu trước vấn đề thì chịu.


Cảm ơn các bạn đã đọc hết! Chúc các bạn có chuyến bay an toàn và có nhiều trải nghiệm đáng nhớ tại Nhật Bản.

Nguồn: Đinh Giang - học sinh cũ Momiji

CÔNG TY TNHH MOMIJI VIỆT NAM 
Page : https://www.facebook.com/ngoaingumomiji/
Wed : http://momiji.edu.vn/vi/
Địa chỉ : 02 tầng 2 -21B6 Green Star KĐT Thành phố Giao Lưu, 234 Phạm Văn Đồng, P Cổ Nhuế 1, Q Bắc Từ Liêm, Hà Nội 
Tel :  ☎️02462930698– (  Anh Thuân ) 0976415689 - ( Chị Duyên ) 0989040442
 Email: momiji.edu@gmail.com;    Wed : momiji.edu.vn