Lễ hội của Nhật tưởng nhớ công chúa Việt Nam

Công nữ Ngọc Hoa,tên thật là Nguyễn Phúc Ngọc Hoa, là con gái nuôi của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.

Năm 1619, Công nữ Ngọc Hoa được gả cho Araki Sotaro, nhà hàng hải kiệt xuất thuộc dòng dõi Samurai, thương nhân Nhật Bản đứng đầu các doanh nhân sang buôn bán tại Hội An. Một năm sau, bà theo chồng về Nhật, 15 năm sau, ông Araki mất, Ngọc Hoa vẫn tiếp tục làm công việc sổ sách kế toán ở cơ sở kinh doanh của chồng. Bà cũng đã làm hết sức để hỗ trợ cho các thương nhân tại vùng Nagasaki, chủ yếu ở việc thúc đẩy mối quan hệ buôn bán với triều đình nhà Nguyễn. Bà sống 26 năm tại Nagasaki và mất năm 1645, chôn cất trong chùa Daionji tại tỉnh Nagasaki. Vai trò của công nữ Ngọc Hoa quan trọng đến mức sau thời điểm 1645, khi bà mất, việc giao thương buôn bán giữa hai quốc gia đã bị gián đoạn suốt một thời gian rất dài mới được nối lại. Nhiều người cho rằng, Công nữ Ngọc Hoa chính là biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Nhật.

Công Nữ thường được người dân nơi dây gọi bằng một cái tên trìu mến là “Anio san”. Giải thích về cái tên này, khi mọi người nghe thấy tiếng cô gái gọi chồng “Anh ơi”, đã nghe ra thành “Anio” nên xuất hiện tên gọi này. Ngoài ra, do thân phận cao quý, cô còn được gọi một cách cung kính là Anio-hime

Ngày nay từ ngày 7-9/10 hằng năm, tại lễ hội Nagasaki Kunchi, người dân tại tỉnh Nagasaki sẽ tái hiện lại cảnh rước dâu trong ngày thương nhân kiệt xuất Sotaro Araki đưa công chúa Ngọc Hoa về đến Nagasaki qua màn trình diễn Go-shuinsen để tưởng nhớ đến mối lương duyên này.

Từ năm 1634, nhằm chống lại trào lưu theo đạo Thiên chúa đang diễn ra tại đây, nhà cầm quyền Nagasaki đã ra sức ủng hộ việc phát triển lễ hội này. Từ đó, các khu dân cư trong thành phố bắt đầu tranh nhau thể hiện các điệu múa đặc sắc để dâng lên thần linh.

Thành phố Nagasaki vốn có 77 phường ,nhưng mỗi năm chỉ có từ 5 đến 7 phường được luân phiên tham gia trình diễn trong lễ hội. Và điệu múa tái hiện lại cảnh rước dâu trong ngày thương nhân Araki đưa công nữ Ngọc Hoa về đến Nagasaki là điệu múa của phường Motoshikkuimachi.

Hiện nay, Viện Bảo tàng nghệ thuật Nagasaki vẫn lưu giữ chiếc gương soi của Công nữ Ngọc Hoa. Lễ hội Okunchi mở hằng năm ở Nagasaki (từ ngày 7 đến 9 tháng 10) có đám rước do thiếu nhi đóng vai vợ chồng Công nữ Ngọc Hoa đứng trên mũi một chiếc thuyền buôn với bé trai đóng vai Araki và bé gái đóng vai Ngọc Hoa, bé trai mặc trang phục truyền thống Yukata, còn bé gái mặc áo dài Việt Nam, con thuyền vượt trùng khơi rồi trở về với một cặp uyên ương.

Có người cho rằng người dân Nagasaki ảnh hưởng văn hóa Việt Nam do chính Ngọc Hoa đã truyền lại cho họ, ví dụ như người dân ở đây thường ăn trên bàn tròn trải vải đỏ, trong khi truyền thống Nhật ăn trên bàn chữ nhật màu nâu. Người Nhật thường ăn uống theo khẩu phần riêng mỗi bữa ăn, mỗi người một khay nhỏ với nhiều đĩa thức ăn nhỏ, trong khi dân ở đây thường bày thức ăn trong đĩa lớn để mọi người cùng gắp ăn chung như người Việt.

-------

CÔNG TY TNHH MOMIJI VIỆT NAM

Page : https://www.facebook.com/ngoaingumomiji/

Địa chỉ : 02 tầng 2 -21B6 Green Star KĐT Thành phố Giao Lưu, 234 Phạm Văn Đồng, P Cổ Nhuế 1, Q Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tel : 📷☎️02462930698– ( 📷📲Anh Thuân ) 0976415689 - ( 📷📲Chị Duyên ) 0989040442

📷📩 momiji.edu@gmail.com