6 trò chơi ngày Tết truyền thống ở Nhật Bản
1. 羽根つき – Hanetsuki Hanetsuki là một trò chơi đánh cầu truyền thống của người Nhật vào đầu năm mới, sử dụng một chiếc vợt gỗ có dạng hình mái chèo được gọi là Hagoita và trái cầu Hane làm bằng quả bồ hòn có màu đen, tròn và cứng. Có hai cách chơi cầu lông Hanetsuki cơ bản: chơi một mình và chơi đôi. Những người chơi Hanetsuki một mình sẽ phải tìm cách tang cầu trên vợt càng lâu càng tốt và giữ không cho cầu rơi xuống đất.
Nếu chơi đôi, họ sẽ phải đánh quả cầu lông qua lại. Ai để quả cầu Hane chạm xuống mặt đất coi như thua và sẽ bị đối phương quẹt mực tàu vào mặt. Đây là lúc vui nhộn nhất của trò chơi khi cả kẻ thắng, người thua đều cười sảng khoái. Ai thua trong trò chơi Hanetsuki sẽ bị đối phương quệt đầy mực tàu vào mặt.
Hanetsuki , xuất phát từ trò chơi đá trái cầu làm từ đồng xu gắn vào những chiếc lông ngỗng của Trung Quốc, được lưu truyền vào Nhật Bản trong thời kỳ Muromachi. Vào khoảng năm 1432, trong看聞日記( Kanmon nikki ) của Fushiminoya Sadanaru , một hoàng tộc thời Muromachi, có đề cập đến trò chơi này trong cung lúc bấy giờ , nếu ai chơi trò này mà bị thua sẽ bị phạt uống rượu. Không lâu sau, vào thời Edo, người ta tin rằng có thể trừ tà bằng trò Hanetsuki, người ta thường tặng nhau những chiếc vợt để đánh cầu từ cuối năm. Hơn nữa, quả của cây bồ hòn được dùng trong trái cầu Hane được viết bằng Kanji là「無患子」– Mukuroji “nghĩa là đứa trẻ không bị đau ốm” , nên mới phát sinh ra tập tục tặng cây vợt đánh cầu cho các bé gái vào dịp Tết đầu tiên như là lá bùa trừ tà cầu cho đứa trẻ không bị bệnh tật trong suốt một năm. Ngoài ra, trong世諺問答-Seigen mondou (năm 1544) có ghi rằng : vì hình dáng khi bay của trái cầu trông giống như con chuồn chuồn , loài thiên địch của loài muỗi, nên người ta thường chơi đánh cầu vào dịp Tết để tránh việc trẻ em bị muỗi đốt gây bệnh. Người Nhật cho rằng khi chơi Hanetsuki vào địp dầu năm, nếu bạn giữ được cầu trên không càng lâu, thì cả năm đó, bạn sẽ không bị muỗi đốt! Chính vì vậy, trò chơi Hanetsuki đã được phổ biến rộng rãi như là một cách để đẩy bay những xui xẻo trong một năm và cầu cho sự phát triển khỏe mạnh của những đứa trẻ. Việc bị vẽ mực lên mặt khi thua cũng là một dấu hiệu của việc trừ tà.
2. 凧あげ – Takoage Ở Trung Quốc thời cổ xưa, diều là một trong những công cụ dành cho chiến đấu hoặc bói toán. Ở Nhật Bản, vào thời Heian, nó được xem như là một trò chơi của giới quý tộc, nhưng vào thời chiến quốc, nghe nói rằng Takoage được sử dụng như một vũ khí phóng hỏa từ xa, hay là đo khoảng cách với quân địch. Từ thời Edo, trò chơi được phổ biến rộng rãi như một trò chơi của thường dân, và người ta thường thả diều chúc mừng sinh nhật các cậu bé trai.
Người Nhật cho rằng, con diều càng bay cao thì ước nguyện sẽ thành sự thật, em bé sẽ càng khôn lớn mạnh khỏe, vì lời cầu xin đã đến với các vị thần. Ngoài ra, vì từ ngày xưa người Nhật cho rằng “ việc hướng mặt lên trời trong tiết lập xuân cũng là một phương pháp dưỡng sinh”, nên người ta cũng thường thả diều vào những ngày đầu xuân. Bạn không chỉ cảm thấy niềm vui khi nhìn con diều căng gió bay cao, mà cũng có thể tham gia những trận “diều chiến” đầy khốc liệt, các đội cố gắng làm cho diều đối thủ bị rơi. Ngoài ra, các con diều theo kiểu Nhật thì được gọi là Kaito. Diều của Nhật thường có hình vuông được làm bằng giấy dán trên khung tre và hình các võ sĩ hoặc các vũ công Kabuki được vẽ trên đó cùng với các dòng chữ tiếng Nhật. Diều vốn là trò chơi được dùng để cầu nguyện cho đứa bé trưởng thành và tương lai hạnh phúc nhưng bây giờ nó được coi là một trong những hoạt động của Tết. Bên cạnh năm mới còn có giải thi đấu diều khu vực nơi người ta dùng tới cả những chiếc diều lớn tới 10m.
Hiện nay, những nơi có đủ không gian để thả diều đang ít đi, một trong những nơi nổi tiếng với những trận diều chiến tập thể là Lễ hội Hamamatsu Gassen, được tổ chức tại Hamamatsu, tỉnh Shizuoka trong suốt tuần lễ Vàng kéo dài từ 03/05 đến 05/05. Trong lễ hội, bạn sẽ thấy hơn 100 con diều khổng lồ, khoảng 4m x 4m, được thả lên trời .
3. 福笑い – Fukuwarai Nguồn gốc của nó không rõ rang nhưng, nó được xác định là một trò chơi vào ngày Tết từ thời Minh Trị. Khi chơi trò này bạn sẽ bị bịt mắt và phải sắp xếp mắt, mũi, miệng… lên một tờ giấy có vẽ sẵn khuôn mặt. Những người chơi xung quanh sẽ giúp đỡ người chơi bằng cách nói: “cao lên”, “sang trái”,… Và có lẽ sau khi người chơi mở mắt nhìn khuôn mặt được tạo ra rất quái dị, nên khiến cho mọi người cảm thấy buồn cười. Vì khởi người từ câu nói “Nụ cười mang phúc thần vào nhà”, nên trò chơi này rất thích hợp trong dịp lễ Tết. Người có thể tạo ra một khuôn mặt khiến người khác buồn cười nhất, hay là người ghép hình những bộ phận cho khuôn mặt chính xác nhất sẽ chiến thắng, điều này phụ thuộc vào luật chơi được qui định ban đầu.
4. かるた Bài “Karuta” đầu tiên được chơi ở Nhật là “Un-sun-karuta”, do người Bồ Đào Nha du nhập vào từ thời Muromachi. Về sau, bài Karuta xuất hiện thêm nhiều biến thể như “Uta-garuta”, “Hyakunin Isshu”,… Trong đó “Iroha Karuta” là thích hợp nhất với trẻ con vì giúp chúng nhớ bảng chữ cái tốt hơn.
5. こま回し・こままわし Một trò chơi Tết khác dành cho bé trai là “Komamawashi” – xoay con quay. Du nhập từ Trung Quốc, ngày xưa Komamawashi là nghi lễ hoàng gia dùng để dự đoán vận may một năm. Vào thời Nara, con quay trở thành trò chơi trong các lễ hội và dần dần phổ biến trong tầng lớp bình dân.
6. すごろく Nguyên thủy, “Sugoroku” là trò chơi như thế này. Bạn đổ xúc xắc, lấy số đá tương ứng với số xúc xắc đổ được, và cố gắng đặt hết số đá vào khu vực của đối phương. Ai hết đá trước sẽ thắng. Trò chơi này khởi nguồn ở Ấn Độ và du nhập vào Nhật Bản qua Trung Quốc.
cre: internet
--------------------------------
CÔNG TY TNHH MOMIJI VIỆT NAM
Page : https://www.facebook.com/ngoaingumomiji/
Wed : http://momiji.edu.vn/vi/
Địa chỉ : 02 tầng 2 -21B6 Green Star KĐT Thành phố Giao Lưu, 234 Phạm Văn Đồng, P Cổ Nhuế 1, Q Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tel : ☎️02462930698– ( Anh Thuân ) 0976415689 - ( Chị Duyên ) 0989040442
Email: momiji.edu@gmail.com; Wed : momiji.edu.vn